Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu.

 

 

 
Hình 1: Răng sâu
 
 
 
II- YẾU TỐ GÂY SÂU RĂNG: gồm nhiều yếu tố, nhưng có thể quy lại 3 yếu tố chính

1. Chất lượng tổ chức cứng của răng:

- Tuổi người già, trẻ em dể bị sâu răng vì men và ngà yếu.

- Men và ngà răng có được cung cấp đủ lượng flour, chất vi lượng (phosphat carbonat) để đảm bảo độ cứng không

2. Thức ăn chủ yếu là đường, kẹo, bánh dễ gây sâu răng

3. Vi khuẩn hoạt động dưới đất bám dính tạo thành mảng bám vi khuẩn phá hoại tổ chức cứng của răng.

Nguyên nhân: vi khuẩn + thức ăn (đường, tinh bột) --> axit

III- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

1. Sâu răng (ký hiệu S1): nhìn thấy một đốm trắng ngà hoặc hơi vàng, đen trên răng, bệnh nhân chưa thấy ê buốt răng.

Khám: dùng thám châm thăm khám thấy mắc vào lỗ sâu.

2.Sâu ngà nông (S2): có cảm giác ê buốt khi ăn chua, ngọt, uống nước lạnh.

3.Sâu ngà sâu (S3): có cảm giác đau khi ăn thức ăn lọt vào lỗ sâu, lấy thức ăn ra thì hết đau.


1- Sâu men (S1)
2- Sâu ngà nông (S2)
3- Sâu ngà sâu (S3)
4- Sâu răng có biến chứng vào tủy
 

IV- TIẾN TRIỂN CỦA SÂU RĂNG:


- Nếu sâu răng không được hàn, sâu răng tiếp tục phá huỷ răng lỗ sâu lớn dần và vào đến tuỷ. Lúc ấy bệnh nhân có thể đau nhức dữ dội, đau như mạch đập đau tự nhiên không ăn cũng đau, đau thành cơn là các triệu chứng của viêm tuỷ.

- Khi sâu răng đến tuỷ có thể có nhiều biến chứng:

+ Tuỷ chết rồi thối gây viêm quanh cuống răng.

+ Ápxe hay nang có thể hình thành trong xương.

+ Gây viêm mô tế bào, viêm xương.

Lúc ấy không những đau đớn, ảnh hưởng đến sức khoẻ chung mà đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng.

V- CÁCH ĐIỀU TRỊ:

- Khoan tạo lỗ hàn

- Nạo sạch, nhẹ nhàng thức ăn và ngà mủn

- Sát trùng hàn tạm Eugenate đối với sâu ngà sâu, hàn vĩnh viễn với sâu ngà nông

- Hàn vĩnh viễn để tạo lại hình dáng và đảm bảo chức năng bình thường của răng

 

Riêng đối với lứa tuổi học đường, tỷ lệ các em mắc bệnh răng miệng rất cao nên vấn đề điều trị dự phòng từ khi sâu ngà tránh biến chứng được đặt lên hàng đầu.
 
 


Ở Việt nam trong những năm gần đây mới áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn (ATR: astraumatic treatment restoration): là kỹ thuật hàn răng chỉ với bộ dụng cụ cầm tay, hộp thuốc hàn GIC (Fuji), không cần máy khoan, không cần nhiều trang thiết bị nên đặc biệt phù hợp với điều kiện y tế cơ sở và công tác nha học đường, vật liệu thường dùng là Glassionomer Cement tiến hành với răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.

-Ngoài ra có thể hàn răng bằng Amalgan, Composite

VI- PHÒNG BỆNH:

Sâu răng được hình thành do 3 yếu tố trình bày phần trên. Vì vậy loại trừ các yếu tố gây sâu răng áp dụng trong phòng chống sâu răng với biện pháp bao gồm:

- Vệ sinh răng miệng (chải răng đúng phương pháp)

- Chế độ ăn thích hợp (hạn chế việc dùng đường)

- Tăng cường sức đề kháng của men răng bằng thêm fluor vào men

1. Chải răng:

- Mục đích:

+ Lấy sạch mảng bám ở mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng

+ Xoa nắn lợi nhẹ nhàng, làm sạch khe lợi

+ Làm sạch lợi

- Cách chọn bàn chải: đầu bàn chải tròn, bóng, lòng bàn chải phải đủ mềm

- Phương pháp chải răng: chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải răng đủ ba mặt răng ngoài, trong và mặt nhai. Chải răng xoay tròn với răng cửa, chếch 45 độ đối với răng hàm trong 3 phút.

- Đối với kẽ răng phải dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

2. Hạn chế việc dùng đường, nước ngọt:


- Đối với mọi người đều cần hạn chế dùng đường, nhưng vẫn đầy đủ cung cấp chất vi lượng. Ăn thức ăn nhiều chất xơ để làm sạch răng.

- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú ăn uống đủ chất bổ dưỡng tránh kiêng khem, tăng cường thức ăn giàu vitamin và có canxi, hạn chế dùng đường trong khẩu phần ăn.

- Đối với trẻ em: không nên ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ, không ăn kẹo bánh lặt vặt phải ăn thành bữa, ăn xong phải xúc miệng, đánh răng ngay.

3. Làm cho men răng trở nên chắc hơn bằng sử dụng fluor: trẻ từ 6-15 tuổi có thể súc miệng với dung dịch NaF 2%. Mỗi tuần súc miệng 1 lần trong 2 phút. Mỗi lần súc miệng, mỗi trẻ cần 5-7ml NaF 0,2%. Súc miệng thật kỹ rồi nhổ ra, không được nuốt, ăn uống trong vòng 30 phút.

4. Khám định kỳ: 6 tháng khám 1 lần để phát hiện những răng chớm bị sâu để điều trị sớm, tránh biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh cuống.