Cách làm cầu răng

 
Cách làm cầu răng -răng giả cố định

Cầu răng là cách làm kinh điển, răng giả được gắn cố định vào răng thật bên cạnh răng mất trong xương hàm và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.

Để áp dụng được phương pháp làm cầu răng nhất thiết phải còn ít nhất hai răng bên cạnh răng đã mất

Điều kiện để có một cầu răng chắc khoẻ là hai răng làm trụ cầu phải còn đủ khoẻ.

Hai răng này được mài nhỏ để mang hai vỏ răng sứ, hai vỏ răng này được đúc gắn chặt với một thân răng thế vào răng bị mất tức là răng mới gắn vào là một bộ gồm 3 răng đúc dính vào nhau

Cầu răng được dùng để thay thế răng mất. Cầu răng được nâng đỡ và được dán vào các răng tự nhiên kế cận 

Cầu răng bao gồm 2 mão răng ở 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa 2 mão này. 2 mão này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu.

                           

Hình minh hoạ trên cho thấy 2 răng ở kế cận vị trí răng mất được sửa soạn bằng cách mài nhỏ để bọc mão, chú ý bảo đảm độ lưu giữ của các răng trụ này.  

Cầu răng giúp khôi phục hình dạng cung răng và ngăn chặn các răng nghiêng vào khoảng mất răng, đồng thời không cho răng đối diện trồi vào khoảng mất R.       

Cũng như với mão răng, nhiều vật liệu được dùng để tạo ra cầu răng như cầu sứ-kim loại, sứ quí kim, sứ không kim loại.

Ưu điểm của phương pháp cầu răng:                 

  • Hoàn thiện nhanh trong hai lần hẹn cách nhau 2-3 ngày
  • Thẩm mỹ và chức năng tương đối tốt                 
  • Chi phí hợp với khả năng chi trả của phần lớn khách hàng         

Nhược điểm của phương pháp cầu răng:                 

  • Phải có hai răng cạnh răng mất và hài răng đó phải còn khỏe                 
  • Hai răng bên cạnh phải được mài giảm thể tích bề mặt thân răng                 
  • Hai răng trụ cầu làm việc cho diện tích của 3 mặt nhai                 
  • Có gầm cầu sau vài năm sử dụng, có thể đọng ít hoặc nhiều thức ăn

Cầu Răng được thực hiện như thế nào?

Hãy tưởng tượng rằng có 1 răng chịu một va chạm dẫn đến gãy răng, răng sau chữa tủy răng do nhiễm trùng tủy răng rất dễ vỡ, dễ gãy vì men răng và ngà răng không được nuôi dưỡng bởi tủy răng nữa, thân răng xấu và tối màu do tác dụng phụ của Tetracycline, mất răng và làm răng mới bằng phương pháp cầu răng giả.

- Bác sĩ sẽ thay đổi hình thể răng để tạo ra một cùi răng nhỏ hơn thân răng thật để có khoảng trống cho một vỏ răng mới.

- Một bản sao của hàm răng được copy để gửi đến laboratory làm vỏ hay chụp răng mới

- Sau khi có vỏ hay chụp mới, nó được gắn vĩnh viễn trở lại trên răng  

Để hoàn thiện thân răng sứ mới gắn chặt trên miệng, thông thường cần hai lần hẹn điều trị cách nhau khoảng 1 đến 3 ngày tùy phương pháp điều trị.

Lần hẹn 1 để tư vấn, làm sạch răng miệng và trám bít hết các lỗ sâu răng, đo đạc để copy được một hàm răng thạch cao tương đương về mặt kich thước với hàm răng thật, so màu để truyền đạt thông tin về màu sắc các răng bên cạnh cho Lab dùng loại sứ cùng màu với màu răng thật trên miệng bệnh nhân, có thể gắn răng tạm để chờ hẹn lần 2 nếu răng cần chụp sứ là răng cửa, thời gian cần cho lần hẹn 1 là 60 phút đến 120 phút tùy khối lượng công việc.

Lần hẹn 2 cần khoảng 30 phút để làm sạch cùi răng và kiểm tra sự kênh, chỉnh sửa hình thể, màu sắc, gắn chụp sứ vĩnh viễn, loại bỏ chất gắn dư.

Chất liệu sứ không kim loại thường được dùng để làm răng sứ các răng vùng cửa vì ưu điểm nổi bật về tính thẩm mỹ

Trước và sau khi cầu răng

Răng cửa bị mẻ và bọc lại thân răng sứ giống hệt răng tự nhiên

                   trường hợp răng hàm bị vỡ cần cầu răng...

Trường hợp khác, bọc răng hàm: 

Răng hàm sau khi bị các tổn thương trên thân răng ( chữa tủy răng, vết vỡ răng to, có đường nứt...) như răng số 1 được mài nhỏ như răng số 2  và gắn chụp sứ để tái tạo lại hình thể như răng số 3