Cắm ghép răng (Implant)

 
cay ghep rang

 

 

Một giải pháp tối ưu cho những người bị mất răng.

 

 

 

 

 

ảnh minh họa bệnh nhân mất 2 răng sau khi cắm implant

ảnh minh họa bệnh nhân mất toàn hàm sau khi cắm implant 

Thông thường khi bị mất 1 răng thì người ta bắt buộc phải mài 2 răng bên cạnh để răng giả có thể tựa lên, điều này thường gây nhiều hậu quả tai hại cho các răng bị mài, thường dẫn đến chết tủy ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng, bên cạnh đó nó cũng thường gây bệnh quanh răng cho những răng bên cạnh, nhất là khi kỹ thuật đúc răng không tốt. Như vậy, khi ta làm một răng giả thì ta đã ít nhiều phá hủy 2 răng bên cạnh, để phục hồi lại một răng mất ta đã phải hy sinh 2 răng kế bên, một cái giá quá đắt! Vậy có cách nào phục hồi lại răng mất mà vẫn không gây ảnh hưởng đến các răng kế bên không?.

Một bệnh nhân mất toàn bộ răng không mang một hàm giả toàn bộ, nhưng khi mang thì lại gây khó chịu, đau khi ăn nhai và khi nói. Vậy có thể làm điều gì để khắc phục?

Một kỹ thuật mới của Răng Hàm Mặt đã ra đời, đó là kỹ thuật cắm ghép răng (Implant), vậy kỹ thuật này là gì, những trường hợp nào thì dùng được, ưu nhược điểm ra sao?. Chúng tôi xin được giới thiệu qua để cho các bạn được biết.

Cắm ghép răng (Implant nha khoa) là một kỹ thuật thay thế răng mất tiên tiến nhất hiện nay, nó dựa trên đặc tính "bám dính sinh học" của tổ chức xương sống vào kim loại Titanium nguyên chất, được Giáo sư người Thụy điển Per-Ingvar Branemark phát hiện ra từ năm 1952. Người ta cấy vào trong xương hàm các chốt bằng thép Titanium nguyên chất, rồi trên đó mới cắm các răng giả. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm:

-           Chốt bằng thép Titanium tưng hợp hoàn toàn với tổ chức xương trong cơ thể.

-           Một khi chốt thép Titanium đã dính vào xương thì nó có khả năng mang được răng giả một cách chắc chắn và hoàn toàn an toàn.

-           Implant giúp phục hồi hoàn toàn chức năng và thẩm mỹ bình thường.

-           Không gây đau khi ăn nhai và khi nói.

-           Implant ngăn chặn quá trình thiểu sản và co lại của tổ chức xương ổ răng sau khi mất răng.

-           Giúp bảo tồn cấu trúc xương và hình thể của khuôn mặt.

Vậy trường hợp nào thì có thể cắm Implant:

-           Tất cả các trường hợp mất răng do bất kỳ nguyên nhân nào.

-           Khi bệnh nhân không thể mang được hàm toàn bộ vì đau, hoặc khó chịu.

-           Ðể ngăn ngừa quá trình tiêu xương ổ răng sau khi mất răng.

Kỹ thuật cắm Implant gồm có 2 bước:

- Bước 1: đặt Implant: Mở lợi, bộc lộ xương hàm, cắm chốt thép titanium vào trong xương hàm, khâu kín lại. Ðợi trong vòng 3 - 6 tháng để xương hàm xung quanh có thời gian đến bám chặt vào chốt Implant. Bệnh nhân có thể được đeo một hàm tạm trong thời gian này.

          Quá trình đặt Implant kéo dài trong khoảng 60 - 90 phút, chỉ cần gây tê tại chỗ, quá trình đặt Implant thì tương đối và ít tai biến.

đăt X quang trước và sau khi đặt implant

- Bước 2: Đưa Implant vào hoạt động sau khi cắm Implant 3-5 tháng: bộc lộ Implant và vặn vào đầu imlant một chốt lồi lên khỏi lợi để giữ chỗ cho răng giả. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ, kéo dài trong khoảng 20 phút.cắm implant sau 6 thángGiai đoạn lắp răng giả:

            Khoảng 15 ngày sau bước 2 thì ta thay chốt giữ chỗ bằng một chốt thép tạo cùi cho răng giả, lấy dấu phần chốt Implant, gửi dấu cho xưởng để làm răng giả, và lắp răng giả.

 

Implant có thể thay thế 1 răng hoặc nhiều răng.

Thay thế 1 răng:

rang sau khi cắm implant

Thay thế nhiều răng:

implant thay the nhiều răng

Thay thế toàn hàm dưới:

Thay thế toàn hàm trên:

cắm implant thay thế toàn hàm