viêm quanh răng

 

Viêm quanh răng do nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân, trong các nguyên nhân tại chỗ thì mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu. Điều trị viêm quanh răng là 1 phức hợp các phương pháp điều trị: điều trị tại chỗ, toàn thân; điều trị dự phòng, điều trị khởi đầu, điều trị phẫu thuật, điều trị duy trì.

ĐIỀU TRỊ KHỞI ĐẦU: Để loại trừ các nguyên nhân và các kích thích tại chỗ như cao răng , mảng bám răng, hàn thừa, hàn kênh, sâu răng mặt bên, răng giả sai kỹ thuật, răng mọc lệch lạc, tật nghiến răng.

1. Lấy cao răng: cao răng có thể bám vào mảng bám răng, bề mặt men răng, xương chân răng, ngà răng bị lộ ở cổ và chân răng, răng giả gắn chặt hay răng giả tháo lắp.

 Lấy cao răng bằng tay: chọn dụng cụ thích hợp 
với vị trí có cao răng, có thể dùng lực đẩy lên hoặc đẩy xuống hoặc đưa ngang tuỳ theo loại dụng cụ, khi lấy cao răng phải có điểm tựa để không bị trượt dụng cụ làm sang chấn răng và phần mềm, tránh không làm xước bề mặt thân và chân răng.

Lấy cao răng bằng máy: các loại máy thường dùng hiện nay là máy lấy cao răng siêu âm, máy laze CO2. Lấy cao răng bằng máy dễ thực hiện và ít nguy cơ sang chấn các tổ chức trong miệng hơn, tuy nhiên vẫn phải chú ý không gây xước bề mặt và tránh ê buốt cho bệnh nhân.

Theo vị tri chia ra cao răng trên lợi và dưới lợi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là cao răng và mảng bám dưới lợi.

Lấy cao răng dưới lợi được coi như một phẫu thuật (flap curettage). Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ cao răng , tổ chức viêm, hoại tử, tổ chức hạt nhiễm trùng, làm nhẵn bề mặt chân răng, loại bỏ túi lợi.

2. Chỉnh sửa các sai sót trong quá trình điều trị và phục hình:

Hàn thừa ở mặt bên, mặt ngoài, mặt trong, hàn kênh mặt nhai, răng giả sai kỹ thuật cần được sửa hoặc làm lại

3. Nhổ các răng có chỉ định: lung lay độ 3,4, những răng có áp xe mà không thể điều trị bảo tồn,...

4. Chữa các răng sâu và biến chứng của răng sâu.

5. Cố định tạm thời các răng lung lay mà chưa có chỉ định nhổ, trước khi cố định cần xác định tình trạng răng và cung răng:

-Di chuyển răng, lệch nghiêng và lung lay

-Sang chấn khớp cắn

-Mất quan hệ trung tâm

-Có chiều cao khớp cắn thấp khi răng hàm bị mất một phần hoặc mất tất

Có thể nắn chỉnh lệch lạc trước khi cố định răng với điều kiện không có viêm cấp tại chỗ: Hàm tháo lắp Hawley, chỉnh bằng bracket, nắn chỉnh thuận lợi nhất với nhóm răng cửa dưới của khớp cắn loại II

Nguyên tắc cố định răng: vệ sinh dễ dàng, thẩm mỹ chấp nhận được, không vướng khi ăn nhai và nói, không kích thích lợi.

Có nhiều phương pháp cố định răng từ đơn giản đến phức tạp

-   Cố định ngoài thân răng:

+Dùng cung thép đặt phía ngoài và buộc bằng chỉ thép qua các kẽ răng

+Dùng dây thép uốn cong áp sát trên gót các răng cửa và răng nanh, dung chỉ nha khoa buộc giữ hai đầu dây thép qua kẽ răng, dung composite hàn phủ cố định dây thép. Với nhóm răng phía trước hàm trên phải tránh vị trí chạm khớp (không thực hiện được với khớp cắn sâu)  

chữa bệnh viêm quanh răng bằng cách cố định ngoài thân răng -   Cố định trong thân răng: đối với các răng cửa và răng nanh mài trên gót răng thành hình rãnh long máng đường kính 1 mm,  rãnh có thể liên tục hoặc đứt quãng, với răng hàm nhỏ và răng hàm lớn mài rãnh hình long máng trên mặt nhai đi qua giữa mặt nhai, đường kính 1 mm, rãnh có thể liên tục hoặc đứt quãng

Cố định răng

Nguyên liệu để cố định răng: dây thép, lưới thép, composite, amalgam, nhựa acrylic

6. Mài chỉnh khớp cắn:

Trước khi mài chỉnh cần xác định các điểm mòn và diện mòn, dùng giấy than và lá sáp tìm điểm chạm sớm ở các vị trí chuyển động của khớp cắn. Khi mài chỉnh cần chú ý hình thể răng đặc biệt là các răng phía trước,  không làm giảm chiều cao khớp cắn( tránh núm trong răng hàm trên và núm ngoài răng hàm dưới) sau khi mài cần làm nhẵn bằng nụ cao su