Ghép xương là một tiến bộ trong cấy ghép implant và đang rất thành công. Ghép xương từ các vùng khác của cơ thể vào xương hàm để tăng chiều rộng và chiều sâu của xương hàm.

Ghép xương là gì ?
Ghép xương là một kỹ thuật giúp tái tạo xương hàm bị mỏng hoặc tiêu xương bằng cách ghép thêm xương vào chỗ bị khuyết.
Hàm bị tiêu xương có thể do tuổi tác, do mang hàm giả trong thời gian dài, bị mất răng, bị bệnh nha chu hoặc do tai nạn,...

Nguyên nhân gây tiêu xương ?
Nếu răng bị mất do tai nạn hoặc chấn thương thì mô mềm xung quanh chỗ mất răng sẽ co lại và xương hàm bắt đầu tiêu đi.
Răng giúp giữ xương, điều này giúp xương phát triển bình thường và mô nha chu khỏe mạnh. Nếu một người bị mất nhiều răng và không thay thế chúng thì sau đó đường quai hàm của họ sẽ lõm xuống. Một cách phòng ngừa tình trạng này là cắm implant, điều này có thể kết hợp với ghép xương.
Ghép xương là một tiến bộ trong cấy ghép implant và đang rất thành công. Ghép xương từ các vùng khác của cơ thể vào xương hàm để tăng chiều rộng và chiều sâu của xương hàm.

Có 4 loại ghép xương:
• Ghép xương tự thân
• Ghép xương đồng chủng
• Ghép xương dị chủng
• Ghép xương tổng hợp

1. Ghép xương tự thân
Là sự di chuyển một mảnh mô từ vị trí này (vùng cho) sang một vị trí khác (vùng nhận) trên cùng một bệnh nhân. Đây là phương pháp phổ biến, có tỷ lệ thành công cao và thường được gọi là “tiêu chuẩn vàng” trong kỹ thuật ghép xương.
Xương chậu là nguồn xương thích hợp để làm vật liệu ghép vì chúng có nhiều tế bào xương trong tủy.

2. Ghép xương đồng chủng
Phương pháp này cũng tương tự như phương pháp ghép xương tự thân, tuy nhiên vật liệu ghép sẽ được lấy từ người khác chứ không phải từ cơ thể bệnh nhân.
Với những bệnh nhân không muốn lấy xương từ chính cơ thể mình thì đây là một lựa chọn tốt. Xương được hiến sẽ được kiểm tra và sau đó khử trùng trước khi được ghép vào xương hàm của bệnh nhân.
Cơ thể bệnh nhân sẽ đồng hóa những xương này và tích hợp tốt với xương hàm tự nhiên của bệnh nhân.

3. Ghép xương dị chủng
Phương pháp này khác với hai phương pháp trên là xương ghép sẽ được lấy từ động vật chứ không phải từ xương người.
Xương bò là loại xương thích hợp. Bạn có thể cảm thấy khó chịu và lo lắng về các khía cạnh an toàn nhưng vật liệu ghép sẽ qua một hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cấy ghép cho bệnh nhân. Điều này đảm bảo vật liệu ghép vô trùng và tương thích hoàn toàn với xương của bệnh nhân.
Xương ghép sẽ tồn tại và sẽ thay thế dần phần xương tự nhiên đã mất của bệnh nhân. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành xương mới gọi là kích dẫn xương “Osteoinduction” trong đó sử dụng một loại protein đặc biệt gọi là Bone Morphogenic Protein (BMP) để xúc tác phản ứng tạo xương.

4. Ghép xương tổng hợp
Đây là phương pháp thứ tư trong các kỹ thuật ghép xương. Tuy nhiên, phương pháp này khác các 3 phương pháp trên ở chỗ vật liệu ghép không phải xương tự nhiên mà là xương tổng hợp.
Vật liệu xương này sẽ được tổng hợp với thành phần chính là calcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên. Có hai loại ghép xương tổng hợp:
• Xương tự tiêu
• Xương không tự tiêu


Mất răng gây tiêu xương


Không thể cắm implant


Làm cầu răng cũng không đạt thẩm mỹ


Ghép xương là phương pháp rất thành công. Tuy vậy, cũng như tất cả các phẫu thuật cấy ghép, nguy cơ đào thải cũng có khả năng xảy ra nhưng hiếm gặp. Chúng tôi không thể chắc chắn 100% nguyên nhân gây đào thải nhưng các yếu tố như điều kiện y tế, bệnh nhân hút thuốc lá cũng có thể góp phần gây thải loại xương ghép.
Ghép xương thất bại có thể do nhiễm trùng hoặc phần xương ghép lỏng lẻo, không ổn định tại vị trí đúng.
Nếu ghép xương thất bại, phần xương ghép sẽ được lấy ra và bệnh nhân sẽ chờ cho đến khi lành thương trước khi tiến hành ghép xương lần hai.

QUY TRÌNH GHÉP XƯƠNG
Bước 1
Điều này phụ thuộc vào từng phương pháp ghép xương. Nếu bệnh nhân dùng phương pháp ghép xương tự thân thì nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại nơi cần lấy xương. Xương thường được lấy ở cằm hoặc xương chậu.

Bước 2
Nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở nướu, bóc tách nướu sao cho để lộ xương hàm. Sau đó, nha sĩ sẽ ghép phần xương ghép vừa lấy vào khu vực này.
Ưu điểm chính của phương pháp này là không có nguy cơ thải loại xương ghép vì đây là xương từ chính cơ thể bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ bị khó chịu ở hai khu vực: xương hàm và phần cơ thể lấy xương để ghép. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng này.
Phẫu thuật ghép xương có thể thực hiện khi gây tê cục bộ và bệnh nhân được uống thuốc giảm đau (nếu cần).