Giới thiệu về điều trị cấy ghép implant nha khoa About Dental Implant Treatment

Implant là gì? What is dental implant?

  • Implant nha khoa là một trụ cấy ghép nhân tạo bằng titan được đặt vào trong xương hàm dùng để phục hình cho một hoặt một nhóm hoặc toàn bộ hàm răng đã mất. Hiện nay đa phần implant có hình dạng trụ giống chân răng thật được cắm vào trong xương hàm. Tổ chức xương hàm sẽ dung nạp và tích hợp với trụ titan này. Quá trình tích hợp xương là một tiến trình trong quy trình cấy ghép implant nhằm phục hồi và thay thế cho răng thật tự nhiên đã mất. Implant nha khoa có thể được dùng để phục hình răng giả như chụp răng đơn độc, cầu răng trên implant hoặc hàm giả tháo lắp trên implant.  
  • Hầu hết các trường hợp bệnh nhân được thực hiện implant hai thì. Thì thủ thuật thứ nhất được thực hiện khi khoan một hố nhỏ trong xương hàm và đặt trụ implant vào trong. Một số trường hợp sẽ được làm phục hình răng tạm trong thời gian vài tháng để chờ implant tích hợp gắn vào trong xương và lợi bên trên lành thương. Thì thủ thuật thứ hai sẽ được thực hiện để bộc lộ trụ implant và đặt một cùi lành thương bên trên. Sau đó implant sẽ được kết nối với phục hình bên trên bằng các kết nối gắn chặt hoặc di động. Trong một số trường hợp có thể cần phải ghép xương nhân tạo hoặc tự thân để bù chiều cao hoặc chiều rộng hoặc nâng xoang hàm trên.
  • Độ bền của implant nha khoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe toàn thân của người bệnh, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc và đường, vệ sinh răng miệng, chất lượng xương hàm, lực ăn nhai…Phục hình răng trên implant cũng giống như phục hình truyền thống, sẽ có nguy cơ gãy vỡ nếu không sử dụng đúng hướng dẫn và bảo dưỡng định kì. Tuy nhiên phục hình trên implant có thể thay thế dễ dàng trong đa số các trường hợp. Ngoài ra, còn có các phương án điều trị khác thay thế cho điều trị bằng implant và cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Chú ý sau phẫu thuật cấy ghép implant After Implant Surgery
  • Sau khi cấy ghép implant, thông thường niêm mạc lợi sẽ được khâu kín và cần thời gian để lành thương.
  • Để tránh việc bục vết khâu, sau phẫu thuật người bệnh nên tạm thời ăn đồ mềm và tránh áp lực lên vết khâu bằng cách tạm thời không đeo hàm giả tháo lắp cho đến khi lợi lành thương (thường khoảng 7 – 14 ngày) và hàm giả cần được mài chỉnh cho phù hợp trước khi đeo lại.
  • Không được đeo hàm giả sau khi phẫu thuật cho đến khi bác sĩ đã mài chỉnh hàm theo từng giai đoạn phẫu thuật. 

Tỉ lệ thành công Success Rate

  • Trước khi quyết định cấy ghép implant, bạn cần được bác sĩ tư vấn và cân nhắc về ưu điểm, nhược điểm và nguy cơ khi cấy ghép.
  • Tỉ lệ thành công chung khi cấy ghép implant Overall Success Rate 
  • Implant cấy ghép ở hàm dưới khoảng 95- 98 % 
  • Implant cấy ghép ở hàm trên khoảng 90 - 95 %  
  • Trong trường hợp cần ghép xương, nâng xoang, hoặc các răng thẩm mỹ vùng răng cửa thì tỉ lệ thành công sẽ thay đổi từng trường hợp và cần được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

 

Chỉ định cấy ghép implant Indication

  • Thay thế răng đã mất

 

Chống chỉ định cấy ghép implant Contra-indications
  • Người bệnh mắc một số bệnh lý sau có nguy cơ thất bại khi cấy ghép implant và cần được trao đổi trực tiếp với bác sĩ
  • (1)  Nghiện thuốc lá
  • (2)  Đái tháo đường Diabetes
  • (3)  Nghiến răng nặng Bruxer (or Person with Bite Problem)
  • (4)  Đang sử dụng thuốc chống loãng xương như Bisphosphonate
  • (5)  Các bệnh lý khác khi bác sĩ thăm khám trên lâm sàng

 

Chuẩn bị trước cấy ghép implant cần được chụp thêm phim cắt lớp 3 chiều vùng hàm mặt (Dental Cone beam CT 3 D) để đánh giá khối lượng xương, chất lượng xương và các vùng giải phẫu liên quan có giá trị chẩn đoán và lập kế hoạch trước khi cấy ghép implant.

 

Một số biến chứng có thể gặp trong quá trình điều trị cấy ghép implant

Implant complications

  • 1.     Một số trường hợp trụ cấy implant không tích hợp vào xương hàm (Không “sống” được sau khi ghép và không bám chặt được vào trong xương). Trong trường hợp này, thông thường trụ cấy ghép implant sẽ được lấy ra dễ dàng ở giai đoạn 2 phẫu thuật và thường không gây khó chịu hoặc biến chứng gì đặc biệt. Nguyên nhân có thể là do người bệnh không tuân thủ chế độ ăn mềm trong quá trình chờ lành thương hoặc đeo hàm tạm mà không được chỉnh sửa đúng. Trong trường hợp trụ implant không tích hợp với xương hàm giải pháp có thể là cấy lại trụ mới tức thì hoặc chờ lại khoảng 3-6 tháng rồi cấy lại trụ mới.   
  • 2.     Gãy kết nối cùi giả, ốc kết nối và các phụ kiện khác có thể gặp nhưng rất hiếm khi xảy ra. Giải quyết các trường hợp này bằng cách tháo bỏ trụ cấy và làm lại phục hình trên implant hoặc thay đổi thiết kế phục hình trên implant.
  • 3.     Chế độ ăn đồ quá cứng có thể gây đau vùng lợi dưới phục hình hàm giả cũ hoặc có thể gây nứt gãy răng giả hoặc các bộ phận kết nối phục hình.
Vệ sinh răng miệng sau khi phục hình implant có nhiều điểm khác so với phục hình răng giả thông thường và cần được hướng dẫn chi tiết bởi bác sĩ chuyên khoa.

5.     Người bệnh có thể cảm giác lạ và hơi khó chịu ngay sau khi lắp phục hình trên implant tuy nhiên cảm giác này sẽ mất đi sau một vài ngày.

6.     Ốc vặn kết nối phục hình implant có thể bị lỏng sau một thời gian ăn nhai và cần được kiểm tra và vặn chặt lại.

7.     Phòng khám iMed cam kết bảo hành trên 10 năm cho trụ cấy implant và bảo hành 5 năm cho phục hình trên implant.

 

Các giải pháp khác trong trường hợp không thể cấy ghép implant

The Alternatives to Implant Treatment Are:

  • 1.     Không điều trị gì
  • 2.     Sử dụng các loại hàm giả tháo lắp truyền thống
  • 3.     Tiến hành các phẫu thuật hỗ trợ để tăng khối lượng xương ổ răng phục vụ đáp ứng yêu cầu cấy ghép implant
  • 4.     Sử dụng các loại implant đặc biệt khác

 

Để đảm bảo tuổi thọ và độ bền của implant nha khoa các bạn cần thực hiện đúng một số chỉ dẫn sau:

  • 1.     Làm đúng các hướng dẫn của bác sĩ như chế độ ăn mềm và điều chỉnh hàm giả khi đeo trong giai đoạn chờ lành thương và tích hợp xương của implant.
  • 2.     Vệ sinh răng miệng, implant và hàm giả đúng hướng dẫn
  • 3.     Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • 4.     Thông báo với bác sĩ ngay khi thấy có tình trạng bất thường của implant.


Quy trình cấy ghép implant Implant Procedure

  • Gây tê tại chỗ
  • Phẫu thuật đặt implant
  • Theo dõi sau phẫu thuật
  • Phục hình răng giả trên implant


Tái khám sau phẫu thuật cấy implant  Follow up visits.

  • Kiểm tra sau 24 h phẫu thuật
  • Sau 1 tuần
  • Sau 2 tuần 
  • Thường cắt chỉ sau 1- 2 tuần phẫu thuật


Hướng dẫn trước khi phẫu thuật cấy implant

Instruction for Before the Surgery

Hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu) và không nên ăn quá nhiều vào đêm trước khi cấy ghép. Nghỉ ngơi và ngủ đủ trước khi cấy ghép. Trong ngày cấy ghép implant bạn ăn uống bình thường, nếu cảm thấy có vấn đề sức khỏe không ổn, bạn nên báo ngay cho bác sĩ phẫu thuật.


Sau phẫu thuật After Surgery

Thuốc tê sẽ còn tác dụng sau phẫu thuật khoảng 2-3 giờ do vậy cần chú ý để tránh cắn phải má hoặc lưỡi do cảm giác tê hoặc bỏng do ăn đồ quá nóng (mất cảm giác). Nên ăn sau khi cảm giác đã trở về bình thường. Sau phẫu thuật tránh sử dụng đồ ăn uống quá nóng, quá cứng hoặc quá cay và không uống rượu bia. Bạn có thể có cảm giác vướng với các nút chỉ khau phẫu thuật trong miệng. Nên ăn các đồ ăn mềm tránh phải nhai cắn nhiều.

1. Trong ngày phẫu thuật, tránh vận động quá mức hoặc tránh tắm quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng chảy máu và sưng nề sau phẫu thuật.

2. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn thấy xuất hiện các bất thường khi uống thuốc như ban đỏ, ngứa hoặc ỉa chảy hãy ngừng uống thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay.

3. Một số triệu chứng và dấu hiệu sau khi phẫu thuật implant

Đau: Bạn có thể có cảm giác đau khoảng 1 ngày sau khi phẫu thuật và được kiểm soát với các thuốc giảm đau đường uống.

Sưng nề: Có thể có tình trạng sưng nề sau phẫu thuật. Sưng nề sẽ nhiều nhất khoảng 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể kéo dài 1 tuần sau.

Chảy máu trong: có thể có tình trạng chảy máu quanh ổ mắt, cằm, hoặc bên trong xương hàm. Tình trạng này sẽ mất đi sau khoảng 2 – 4 tuần.

Bục vết mổ: nếu tình trạng này xảy ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật

4.Cách tự chăm sóc sau phẫu thuật

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật bạn có thể chưa đánh răng được. Bạn nên sử dụng dung dịch súc miệng nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.