Son môi gây ăn mòn men răng

Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Sao Paulo, Braxin đã phát hiện ra rằng son môi có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Họ tìm thấy trong nhiều loại son môi có chứa paraffin cứng, một chất có khả năng ăn mòn men răng.
 
Những sản phẩm trang điểm luôn có một lượng paraffin nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ mắc phải căn bệnh mục xương, theo ý kiến của Antonio Habier, người đứng đầu nhóm nghiên cứu.
Paraffin dạng cứng sẽ bám chặt vào bề mặt của răng và vô tình trở thành chất gắn kết, giữ lại những mẩu thức ăn bé xíu ở răng. Điều này, dĩ nhiên, sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp chúng liên tục phát triển.

Việc sử dụng son môi thường xuyên dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm ở răng do vi khuẩn gây ra. Đây chính là mầm mống tạo nên những vết nứt “bé xíu xiu” ở men răng mà mắt thường không thể nhận thấy được. Bạn cũng không nhận biết được quá trình suy yếu của những chiếc răng cho đến khi những lỗ sâu lớn hơn bắt đầu xuất hiện rõ ràng trên răng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ thường xuyên thoa son cần có những biện pháp bảo vệ răng tốt hơn.

                                                                                                                                                       TS.BSNT.Nguyễn Phú Thắng


Phương pháp xử trí răng nanh mọc ngầm

Răng ngầm , xử trí thế nào ?
TheoTS.BS.Nguyễn Phú Thắng : Răng ngầm là một hay nhiều răng nằm trong xương hàm trên hay xương hàm dưới không mọc ra được:

Thường là do xáo trộn vị trí trong quá trình hình thành răng

Cũng có trường hợp đó là răng dư , không được định danh

Một số trường hợp răng ngầm mọc kẹt không làm tổn hại gì bộ răng

rang ngam
 

Nhiều trường hợp răng ngầm cạnh tranh chỗ mọc với các răng vĩnh viễn gây ra rất nhiều tác hại cho các răng trên cung hàm như làm hư chân răng , đẩy răng ra khỏi xương ổ , răng bị chìa , cung răng bị méo …


 

Xử lý sao cho đúng đối với các răng ngầm mọc kẹt là một vấn đề rất quan trọng , đòi hỏi kiền thức chuyên sâu và khinh nghiệm lâm sàng , cũng như kỹ năng phẫu thuật và bản lĩnh nghề nghiệp của người phẫu thuật viên

rang ngam
 

Bộc lộ 2 răng nanh gầm , dùng chỉnh nha để đưa về đúng vị trí

Nếu đó là một trong những răng quan trọng , thí dụ như đó là răng nanh , thì việc giữ răng ngầm lại mà không nhổ bỏ là một việc rất rất cần thiết , vấn đề ở đây là làm cách nào Bác sỹ chỉnh nha tạo ra khoảng để lôi răng ra , phẫu thuật bộc lộ răng , gắn nút lên răng , buộc kẽm vào nút , đặt lò xo kéo răng ra …

Nếu bác sỹ chỉnh nha thấy răng đó không quan trọng , thì việc nhổ bỏ sẽ được tiến hành , dựa trên phim X-quang như Panorex hay CT Cone Beam để dịnh vị đúng vị trí của răng ngầm mà Bác sỹ sẽ tìm cách lấy nó ra 

 

Trường hợp này Răng nanh hàm trên bên phải mọc ngầm , nằm ngang dưới sàn mũi

Không thể dùng chỉnh nha kéo xuống được , Bác sỹ quyết định phẫu thuật bỏ răng ngầm

Chụp phim CT Cone Beam để xác định chính xác vị trí răng ngầm


Nên nhớ phìm X-quang rất quan trọng trong việc định vị răng ngầm , nó cho bác sỹ biết là răng ngầm đang mọc kẹt phía ngoài cung hàm hay phía trong cung hàm , lúc đó bác sỹ mới thiết kết đường rạch nướu phía ngoài hay phía trong để phẫu thuật 
Trường hợp này , phim CT Cone Beam thấy răng ngầm nằm phía trong sàn miệngTrường hợp này , phim CT Cone Beam thấy răng ngầm nằm phía ngoài sàn miệng
 
Trường hợp này phải phẫu thuật lấy bỏ răng ngầm


rang ngam di chuyen
 
Trường hợp này dùng chỉnh nha để kéo răng ngầm về đúng vị trí

 
Tóm lại , trong vấn đề sử lý răng ngầm mọc kẹt , Bác sỹ chỉnh nha sẽ là ngưới quyết định là giữ hay bỏ , xử lý sao cho đúng đối với các răng ngầm mọc kẹt là một vấn đề rất quan trọng , đòi hỏi kiền thức chuyên sâu và khinh nghiệm lâm sàng , cũng như kỹ năng phẫu thuật và bản lĩnh nghề nghiệp của người phẫu thuật viên


Điều cần biết trước khi niềng răng


Điều cần biết trước khi niềng răng. Để có một nụ cười đẹp và giảm thiểu những bệnh tật về răng miệng, nhiều teen rất muốn tìm đến những biện pháp nắn chỉnh răng.
Răng hô, mọc lệch có liên quan đến di truyền
 
Nhiều bệnh nhân cứ nghĩ rằng răng hô là do những thói quen xấu từ bé hoặc do nhổ răng quá sớm gây nên nhưng như thế chưa đủ, nó còn do yếu tố di truyền nữa. Ví như người có xương hàm nhỏ trong khi răng có kích thước lớn, không đủ chỗ mọc, khiến cho răng mọc chen chúc nhau không ngay hàng thẳng lối.
 
Nếu xương hàm trên phát triển không không đều, không cân đối hàm trên sẽ bị nhô ra trước ta gọi là răng bị hô.
 
Tuổi bắt đầu dậy thì là tuổi đẹp nhất để chỉnh răng mọc lệch
 
Thông thường, lứa tuổi được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo đi chỉnh răng mọc lệch là tuổi từ 9 – 12. Bởi khi ấy, các răng cửa vĩnh viễn của bạn đã mọc đầy đủ và các răng sữa bên trong đang dần dần thay thế bởi các răng hàm vĩnh viễn.
 
Phòng ngừa răng mọc lệch phải đi khám nha khoa định kỳ
 
Do chỉnh răng mọc lệch rất khó và mất nhiều thời gian cho nên để phòng ngừa răng bị lệch và giảm thiểu chi phí khi nắn chỉnh răng, bạn nên đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần.
 
Đặc biệt chăm chỉ đi khám nha khoa chưa đủ, bạn cần phải chăm sóc răng sữa để không phải nhổ quá sớm vì sâu răng, Từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng là quan trọng nhất.
 
Có 2 phương pháp nắn chỉnh răng
 
Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ thấy có 2 phương pháp nắn chỉnh là mang hàm chỉnh nha tháo lắp hoặc chỉnh nha cố định.
 
Với hàm chỉnh nha tháo lắp ít tốn kém chi phí, nhưng đòi hỏi teen phải cộng tác tốt với bác sỹ nha khoa thì mới có kết quả.
 
Với hàm chỉnh nha cố định, bác sỹ sẽ gắn khí cụ chỉnh nha vào các răng của bạn giữ cố định, dùng móc và lò xo để kéo hay đẩy răng trong thời gian dài thậm chí tới vài năm. Do đó, chi phí cho hàm chỉnh nha cố định thường tốn kém hơn các chi phí khác, bạn cũng phải mang các khí cụ chỉnh nha thường xuyên nên có kết quả tốt hơn.
 
Quy trình cụ thể của 1 lần chỉnh nha
 
Để chỉnh nha, bạn phải thực hiện nhiều cuộc thăm khác trực tiếp với bác sỹ.
 
- Bác sỹ lấy mẫu bằng thạch cao để nghiên cứu: Việc này hoàn toàn không đau .Trên mẫu này BS sẽ xem xét tình trạng, hình thể các răng của bạn, đo những khoảng mất, còn, thừa thiếu trên hàm răng của bạn. Vớ quá trình này, răng bạn sẽ được chụp ảnh để làm tư liệu cho quá trình chỉnh răng với 2 phim X-quang.
 
- Bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn qui trình thực hiện chỉnh răng với thời gian cụ thể.
 
- Từ những lần sau trở đi khoảng 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng… bạn mới phải đến gặp Bác sĩ một lần tùy theo quá trình tiến triển trên hàm răng bạn, Bác sĩ sẽ tác động trên hệ thống dây cung và mắc cài đó để từ từ đưa chiếc răng lệch lạc vào vị trí của nó mà không tổn hại gì.
 
Vẫn cần lưu ý số cách chăm sóc răng miệng sau khi chỉnh răng
 
- Tuần đầu sau khi nắn chỉnh răng, vì phải sở hữu mắc cài trên răng nên bạn sẽ thấy cực kỳ không thoải mái. Nhưng chỉ mất vài ngày đến một tuần, bạn sẽ thích nghi ngay.
 
- Sau khi nắn chỉnh răng, bạn nhất thiết phải chú ý vệ sinh tốt và kỹ càng hơn trước. Bạn cũng đừng lo ngại vì lúc này bác sỹ thường cung cấp cho bạn 01 bàn chải chuyên dành cho khách hàng chỉnh nha.
 
- Thời gian điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể, thông thường từ 12-24 tháng vì sau khi răng đã được sắp xếp vào vị trí mong muốn bạn còn phải đeo khí cụ chỉnh nha đó thêm một thời gian nữa để răng cố định thật tốt ở vị trí mới.
 

Niềng răng cho nụ cười đẹp

Niềng răng giúp bạn tự tin hơn


Vì sao mọc răng khôn lại gây đau ?

Tất cả chúng ta đều phải trải qua việc bị những cơn đau do răng khôn gây ra nhưng không phải ai có kiến thức về răng khôn và nguyên nhân gây đau.
mọc răng khôn gây đau
 

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Sự có mặt của nó gây phiền toái cho rất nhiều người, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Nhiều khi, bác sĩ phải ra quyết định nhổ bỏ.

Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm; tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên bình thường hoặc hướng mọc bị nghiêng nên không trồi lên được.

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.

Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Mủ có thể chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.

Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.

Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).

Bác sĩ nha khoa sẽ  rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Nếu dùng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày, bệnh nhân cần quay lại để cắt chỉ.

Chúc các bạn vui.