Chuẩn bị bệnh nhân trước khi nhổ răng

 
chuan bi truoc khi nho rang

KHÁM BỆNH NHÂN :

Nhổ răng là một thủ thuật có quan hệ trực tiếp đến tình trạng sức khỏe người bệnh, do đó trước khi nhổ răng cần phải khám kỹ bệnh nhân về toàn thân và tại chỗ.

Khám toàn thân.

Nhằm phát hiện những trường hợp bệnh lý hoặc trạng thái khác thường có liên quan đến việc nhổ răng để có quyết định : bệnh nhân có thể nhổ răng trong điều kiện bình thường hay phải nhổ theo cách phẫu thuật tại bệnh viện và những chuẩn bị cần thiết cho quá trình nhổ răng, tránh gây tai biến cho bệnh nhân.

Phải phát hiện được các bệnh sau :

 

Nếu có bệnh, không nên nhổ răng ở các phòng khám răng, mà nên nhổ ở bệnh viện hoặc nhổ răng có chuẩn bị.

Trên thực tế, để đơn giản hóa công việc, việc khám tổng quát được thực hiện bằng một bảng câu hỏi sau đây:

  • Bệnh nhân đã nhổ răng lần nào chưa ?
  • Những lần nhổ trước có chịu được dễ dàng không ?
  • Có việc gì xảy ra khi gây tê không ?
  • Có dễ bị chảy máu hay chảy máu lâu khi nhổ răng hay đứt tay không ?
  • Bệnh nhân có khỏe mạnh không ?
  • Bệnh nhân có đang chữa bệnh gì không ? (như tim mạch, đái đường, lao, hen, bướu giáp trạng)
  • Đang dùng thuốc gì ?
  • Phụ nữ : đang có kinh nguyệt hay cho con bú, hay đang có thai ?
  • Bệnh nhân ăn gì chưa ?

Khám tại chỗ.

Để phát hiện răng cần nhổ, tránh nhổ nhầm, không nên tin hoàn toàn vào cảm giác bệnh nhân vì nhiều khi không đúng.

Để dự đoán răng nhổ khó hay dễ và để chọn lựa phương pháp nhổ, dụng cụ nhổ răng, cần tiến hành khám cẩn thận bệnh nhân.

Khám tại chỗ gồm có :

* Khám răng.

  •  Răng bị sâu, bị mòn, có chứa đựng chất trám ?
  •  Răng sống hay chết hay đã chữa tủy.
  •  Kích thước, hình thể của thân hay chân răng.
  •  Răng mọc có bình thường không ? Quan hệ với các răng bên cạnh.
  •  Chân răng có xòe, chụm hay dùi trống.
  •  Răng có gần những vùng giải phẫu quan trọng ?

Việc đánh giá chân răng to, nhỏ, dài ngắn, mảnh thường dựa theo giải phẫu răng, những trường hợp bất thường cần có phim X quang mới phát hiện được như tăng cement ở chân răng (răng dùi trống), chân xòe hay chụm, khu vực nhiễm khuẩn, các chân răng còn sót, vật lạ, mầm răng vĩnh viễn... Những hình ảnh X quang giúp việc nhổ răng : giới hạn chấn thương, thu ngắn thời gian nhổ răng, lấy sạch vùng nhiễm khuẩn hay vật lạ trong ổ răng...

*  Khám xương ổ răng.

Quan sát và lấy ngón tay sờ bên ngoài và trong xương hàm răng cần nhổ để phỏng định bề dày của vùng này, có các lồi xương bao phủ các chân răng không ?

Xương ổ răng càng dày càng khó nong rộng, càng khó nhố. Ví dụ :

  •  Chân răng số 4 hàm trên.
  •  Chân răng 6,7,8 răng dưới.

Xương cứng hay mềm tùy theo lứa tuổi. Càng lớn tuổi xương càng đặc, càng khó nhổ. Xương hàm trên thường xốp hơn xương hàm dưới. Những người “lớn xương” là những người có răng khó nhổ.

*  Khám mô mềm chung quanh.

  •  Lợi và niêm mạc có viêm không ? - để chọn phương pháp gây tê.
  •  Có cao răng ở vùng trên răng nhổ và vùng lân cận..., để làm sạch trước khi nhổ răng.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN :

Chuẩn bị tâm lý.

Bệnh nhân tùy hoàn cảnh hay sự giáo dục có thể xém việc nhổ răng là một việc không quan trọng hay trái lại tỏ ra rất sợ sệt. Thêm nữa có những bệnh nhân hồi hộp do những kỷ niệm đau đớn của thời thơ ấu cồn trong tiềm thức.

Bất cứ người nào cũng đều lo ngại cho việc nhổ răng sắp đến (sợ cái lạ, cái chưa biết) nhất là trẻ em rất sợ gây tê. Trong những trường hợp này, sự xúc động, sự sợ hãi có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể, hoặc sự chấn động của bệnh nhân trong lúc nhổ làm trở ngại cho việc nhổ răng.

Vì vậy, người y sĩ phải biết tạo một niềm tin tưởng cho bệnh nhân bằng cách :

  •  Có thái độ quan tâm và thành thực với người bệnh.
  •  Giải thích cho người bệnh biết mục đích của việc nhổ răng, việc nhổ răng sẽ tiến hành ra sao, gây tê sẽ có đau chút ít, cam kết sẽ nhổ răng một cách nhẹ nhàng, không đau đớn.

Đối với bệnh nhân quá nhút nhát có thể cho uống thuôc an thần như Diazepam (Seduxen, Valium) uống 1 viên (5mg) trước vài giờ, với trẻ em uống siro 1 hay 2 thìa cà phê, 30 phút trước khi nhổ răng.

Chuẩn bị tại chỗ.

Gồm sự khử khuẩn miệng cho bệnh nhân càng kỹ càng tốt.

  •  Đối với miệng sạch chỉ cần khử khuẩn bằng nước oxy già.
  •  Đối với người có vệ sinh răng miệng kém cần cạo đá, trám tạm các răng sâu trước khi nhổ, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN CÓ BỆNH TOÀN THÂN :

Bệnh thần kinh.

Một số bệnh ở hệ thần kinh có quan hệ khi điều trị răng miệng đó là : nhức đầu kéo dài hoặc động kinh.

  • Nhức đầu kéo dài : có thể do tâm lý hoặc bị cao huyết áp hoặc do tổn thương ở não, cần phải chuyển khám nội khoa nếu không có tổn thương đặc biệt ; có thể cho thuốc an thần và nhổ răng nhẹ nhàng, thuốc tê không nên có thuốc co mạch.
  • Động kinh : phải cho barbiturat để dự phòng cơn động kinh, thuốc tê nên dùng lidocain.

Bệnh nhân có viêm nhiễm đường miệng.

Viêm khớp răng, viêm xương, viêm tổ chức tế bào... cấp, mạn phải cho uống kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

Tốt nhất gây tê vùng để nhổ.

Bệnh nhân có bệnh tim mạch.

Thường có những tai biến xảy ra khi gây tê và tai biến có thể khó lường. Do đó khi nhổ răng phải hỏi thật kỹ vì có thể bệnh nhân đang điều trị bệnh tim hoặc bị nhẹ nhưng chưa biết, hoặc đang điều trị một loại thuốc chống đông máu. Các bệnh tim mạch thường là :

+ Bệnh tim tiên thiên (thường gặp ở trẻ em).

+ Bệnh thấp tim (thường gặp ở trẻ em)

+ Bệnh xơ vữa động mạch

+ Bệnh tăng huyết áp.

+ Bệnh van tim.

Khi nhổ răng cho những bệnh nhân này phải có ý kiến của bác sĩ nội khoa. Nếu nhổ răng phải chuẩn bị tâm lý chu đáo, cho uống thuốc an thần trước nhổ và tuyệt đôi không dùng thuốc tê có adrénalin.

Bệnh đái tháo đường

Cần chuyển bác sĩ nội khoa điều trị ổn định, nên nhổ Rvào buổi sáng, sau khi ăn xong.

Không gây tê với thuốc tê có adrénalin vì adrénalin dễ gây tình trạng thiếu máu cục bộ và làm tăng đường huyết, phải cho kháng sinh trước và sau khi nhổ răng vì dễ bi nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân rốì loạn tuyến giáp.

Bệnh nhân bị suy giáp hay cường tuyến giáp ; những trường hợp này có thể có những vân đề ở tim do đó phải phối hợp với thầy thuốc nội khoa.

Nhổ răng nên dùng lidocain không có adrénalin.

Bệnh dị ứng.

Cần hỏi xem người bệnh có cơ địa dị ứng không ? Những lần nhổ răng trước có bị những biểu hiện như ngứa, nổi mề đay hav co giật... Nếu nghi ngờ có thể làm test trong da, nếu nổi đỏ là kết quả dương tính. Thật ra test này vẫn ít giá trị và có thể nguy hiểm với người bị cảm ứng đặc biệt với thuốc tê.

Trên thực tế dị ứng với thuốc tê rất hiếm gặp. Nếu bệnh nhân khai là đã bị dị ứng trong lần nhổ răng trước thì nên chuyển đến bệnh viện và có ý kiến của bác sĩ chuyên về dị ứng.

Bệnh nhân bị bệnh ưa chảy máu, sinh chảy máu.

Khám bệnh nhân cần hỏi kỹ vì có những trường hợp ưa chảy máu chưa được phát hiện, nhất là ở trẻ em.

Bệnh nhân bị ưa chảy máu và sinh chảy máu chỉ nhổ răng trong trường hợp tuyệt đối cần thiết và phải nhổ răng tại bệnh viện để được truyền máu cho đến lúc liền sẹo và theo dõi chu đáo.

Có nghi ngờ nên cho xét nghiệm máu về công thức máu, thời gian máu đông, máu chảy.