1- Chỉnh nha là gì?

Niềng răng (Chỉnh nha) - Giới chuyên môn gọi là “chỉnh hình răng mặt” - là một chuyên khoa của ngành nha, chuyên về chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những sự lệch lạc và sai hình về răng và mặt. Trong chỉnh nha, các mắc cài (gắn mặt ngoài răng hay mặt trong răng), Aligners (khay trong suốt) và các khí cụ khác được sử dụng để di chuyển răng, di chuyển xương nhằm phòng ngừa và điều trị các sai hình và sự lệch lạc răng và mặt, hay đơn giản hơn là để tăng tính thẩm mỹ, mang lại nụ cười hoàn hảo.
Niềng răng có thể niềng răng cả hàm, hoặc niềng răng từng bộ phận như niềng răng hô, niềng răng cửa, niềng răng hàmniềng răng khểnh,...
 
Niềng răng là gì
Niềng răng để có nụ cười đều và đẹp

2- Độ tuổi niềng răng

Niềng răng có thể thực hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Thời điểm niềng răng từ 12 - 16 tuổi được xem là có kết quả tốt nhất. Với độ tuổi từ 30 trở lên vẫn có thể niềng răng được, tuy nhiên càng lớn tuổi thì thời gian niềng răng càng kéo dài ra hơn.

Niềng răng từ bé (khoảng 11-12 tuổi), khi bé bắt đầu thay răng sữa sang răng vĩnh viễn, nên cho bé đi khám. Bác sỹ có thể mang khí cụ để loại bỏ những lệch lạc cần can thiệp sớm. Tốt nhất là niềng răng khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh vì giai đoạn này, răng còn dễ di chuyển trong xương.
 
Chỉnh hình răng cho người bị móm khác với người bị hô và răng mọc lệch lạc ở chỗ: Thời gian bắt đầu sớm hơn và điều trị lâu hơn.
 
Quy trình cải thiện tình trạng móm ở người lớn không giống trẻ em. Với những ca nhẹ, có thể điều trị trên răng. Còn khi đã bị nặng do xương cứng, chỉ có thể phẫu thuật để cắt bớt xương hàm.
 
Niềng răng, độ tuổi niềng răng
Niềng răng từ bé là tốt nhất
 

3- Niềng răng mất bao lâu thì xong

Khó khăn lớn nhất trong niềng răng - chỉnh nha là thời gian điều trị kéo dài, thường từ 18 đến 24 tháng. Thời gian điều trị phụ thuộc tuổi tác, mức độ phức tạp, phương pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân không thể sốt ruột hay đốt cháy giai đoại, bởi chỉnh nha cần có thời gian đủ để các răng di chuyển trong khoảng giới hạn an toàn, nếu vội vã có thể dẫn tới những biến chứng không mong muốn.

4- Quá trình, quy trình niềng răng

 
Niềng răng, quy trình niềng răng
Quy trình niềng răng

- Đầu tiên cần những ghi nhận trước điều trị, những ghi nhận này là công cụ quan trọng cho nha sỹ để chẩn đoán chính xác, bao gồm: bệnh án, khám lâm sàng, mẫu nghiên cứu, hình ảnh khuôn mặt và cung răng, phim X-Quang đầu mặt. Từ thông tin này, nha sỹ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

- Kế hoạch điều trị được đưa ra cho mỗi bệnh nhân. Khí cụ chữa trị đặc biệt được chỉ định đối với từng vấn đề cần sửa chữa của từng bệnh nhân. Có nhiều loại khí cụ khác nhau được sử dụng như khí cụ chức năng, tháo lắp, khí cụ cố định: mắc cài...

- Khi khí cụ chỉnh nha được đặt vào răng bệnh nhân, đó là “giai đoạn hoạt động”, những khí cụ được điều chỉnh đều đặn ở mỗi lần hẹn để răng và hàm di chuyển đúng và hiệu quả.

- Sau khi “giai đoạn hoạt động” hoàn thành, “giai đoạn giữ” bắt đầu. Bệnh nhân cần mang bộ phận giữ này một thời gian cần thiết để duy trì răng và hàm ở một vị trí mới. Đối với những trường hợp răng hoặc hàm lệch lạc nghiêm trọng, đôi khi phẫu thuật được chỉ định

Ví dụ về niềng răng ở trẻ em:
 
Giai đoạn 1: Khoảng 5-6 tuổi, bệnh nhân mang khí cụ kích thích sự phát triển của hàm trên làm giảm sự phát triển của hàm dưới. Giai đoạn này kéo dài 2-3 năm.
 
Giai đoạn 2: Đeo mắc cài, thường bắt đầu khi răng sữa được thay toàn bộ, khoảng 12-13 tuổi, kéo dài 2-3 năm.
 
Giai đoạn 3: Mang chụp cằm để duy trì và ngăn hàm dưới phát triển quá mức. Quá trình này kéo dài qua 18 tuổi.

5- Các phương pháp niềng răng

A- Niềng răng cố định

Các mắc cài được cố định vào răng từ lúc bắt đầu điều trị và chỉ tháo ra khi chấm dứt điều trị
Mắc cài kim loại
Là loại mắc cài cơ bản nhất
 
Là loại mắc cài cơ bản nhất
Mắc cài kim loại
Mắc cài sứ
Mắc cài sứ có màu như răng thật, khó nhận biết, tạo độ thẩm mỹ cao trong khi niềng răng
 
Mắc cài sứ
Mắc cài sứ
 
Mắc cài tự buộc
 
Mắc cài tự buộc
Mắc cài tự buộc
 
Mắc cài 3M
 
Măc cài 3M
Mắc cài 3M
 
Niềng răng mặt trong
Niềng răng được đặt vào mặt trong của hàm răng, nhìn từ ngoài vào thì không thấy được nên mang tính thẩm mỹ rất cao
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong

B- Niềng răng tháo lắp

Có thể tháo ra lắp vào hàng ngày bằng khay tháo lắp trong suốt
 
niềng răng tháo lắp
Niềng răng tháo lắp
 

6- Niềng răng có đau không

Khi đã niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức trong miệng và răng của trong khoảng 3-5 ngày.

Tuy nhiên, điều này có thể được thuyên giảm bằng cách vệ sinh miệng bằng nước súc miệng hoặc một chút nước muối ấm.

Bạn có thể hòa tan một thìa muối trong 1 cốc nước ấm và súc miệng mạnh.
Nếu sự đau đớn là nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc aspirin hoặc bất cứ biện pháp nào để giảm đau tương tự như đau đầu.
Ngoài ra môi, má và lưỡi cũng có thể trở nên bị kích thích 1-2 tuần để trở nên dẻo dai và quen với các bề mặt của niềng răng.

 

7- Những chú ý khi niềng răng

- Nên chọn những trung tâm nha khoa uy tín để niềng răng
- Trước khi niềng răng cần phải được tư vấn kĩ càng và đầy đủ thông tin
- Niềng răng càng sớm càng tiết kiệm được thời gian và chi phí
- Phụ nữ có thai không nên niềng răng vì lúc này, nội tiết tố thay đổi nên nướu dễ bị viêm, dẫn đến vệ sinh răng miệng khó hơn
- Khi niềng răng thì nên ăn uống đúng theo lời dặn của bác sĩ
- Khi niềng răng, có thể tránh bị viêm nướu nếu bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt. Đồng thời, những ngày đầu sau khi gắn mắc cài, bạn dùng sáp mềm ấn len mắc cài để tránh trầy xước nêm mạc
- Với khí cụ tháo lắp phục hình răng, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Với khí cụ gắn trên răng, bệnh nhân không được ăn đồ cứng như: xương, sụn, bánh mì giòn, kẹo cao su…
- Nếu chẳng may nuốt mắc cài thì không cần xử lý vì sau vài ngày, mắc cài sẽ theo phân ra ngoài